Chào bạn Nga!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Trước hết, xin được chia sẻ niềm vui với bạn. Chắc hẳn mang thai lần đầu, bạn còn hồi hộp, lo lắng về nhiều vấn đề. Đối với thắc mắc của bạn, chuyên gia xin trả lời như sau:

Bầu mấy tháng bị rạn da?

Để đón bé yêu chào đời, người mẹ phải trải qua giai đoạn thai kỳ với rất nhiều thay đổi từ bên trong lẫn bên ngoài cơ thể, trong đó có rạn da. Mang thai là nguyên nhân gây rạn da phổ biến nhất vì nó kết hợp cả việc tăng cân đáng kể và quá trình thay đổi nội tiết tố của người phụ nữ. Theo thống kê, có đến hơn 80% mẹ bầu bị rạn da.

Vậy, bầu mấy tháng bị rạn da? Trên thực tế, chúng ta không thể biết chắc chắn thời điểm cụ thể nào các vết rạn da sẽ xuất hiện do cơ địa của mỗi người khác nhau. Có những trường hợp, bà bầu bị rạn da rất sớm (từ khoảng tháng thứ 4 của thai kỳ). Nhưng lại có những người đến tận tháng thứ 8 hoặc thứ 9 mới bị rạn da. Thậm chí, nhiều trường hợp các bà bầu không bị rạn da trong suốt thai kỳ. 

Nhưng, làm thế nào để biết được liệu bạn có bị rạn da hay không? Để trả lời câu hỏi này, bạn cần hiểu bản chất của rạn da. Đó là những vết sẹo ở lớp giữa của da, chúng xuất hiện khi các mô liên kết đứt gãy do da bị kéo căng quá mức. Mô liên kết là tập hợp collagen và elastin, có chức năng nâng đỡ làn da và tạo thành bộ khung vững chắc cho cơ thể và làn da. Như vậy, cần phải xem xét xem trong quá trình mang thai, bạn tăng cân như thế nào, thay đổi kích thước cơ thể ra sao? Nếu thay đổi nhiều thì khả năng xuất hiện vết rạn da sẽ cao hơn và sớm hơn so với những người mang thai em bé nhỏ. Bên cạnh đó, nếu mẹ hoặc chị em gái ruột của bạn bị rạn da thì nguy cơ bạn bị rạn da cũng cao hơn. Trường hợp mang thai ở tuổi 35 như bạn Nga cũng là một yếu tố có thể xuất hiện vết rạn da từ sớm nên ngay từ bây giờ, bạn cần chú ý chăm sóc nhiều hơn.

Cách phòng ngừa rạn da ở bà bầu

Bạn Nga hãy nhớ rằng, rạn da tuy có gây mất thẩm mỹ nhưng không nguy hiểm và càng không có ý nghĩa với niềm vui, niềm hạnh phúc được làm mẹ. Tuy nhiên, bạn có thể can thiệp sớm để hạn chế nguy cơ này bằng cách: 

- Uống nhiều nước: Nước có tác dụng giữ ẩm cho da, giúp da duy trì độ đàn hồi và căng mượt. Uống nhiều nước không chỉ làm sáng da mà còn giúp ngăn ngừa rạn da hiệu quả.

- Bổ sung dưỡng chất cho da: Đối với phụ nữ mang thai, chế độ ăn uống có vai trò vô cùng quan trọng. Việc bổ sung dinh dưỡng không chỉ giúp nuôi dưỡng em bé khỏe mạnh mà còn giúp mẹ bầu giữ gìn sức khỏe, ngăn ngừa rạn da. 

- Ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng, để cơ thể được nghỉ ngơi thoải mái và làn da thư giãn.

hay-thuong-xuyen-nghi-ngoi-va-bo-sung-dinh-duong-de-ngan-ngua-ran-da.jpg

Hãy thường xuyên nghỉ ngơi và bổ sung dinh dưỡng để ngăn ngừa rạn da

Rạn da khiến bạn tự ti, buồn phiền? Bạn không biết phải cải thiện bằng cách nào và muốn được chuyên gia gọi lại tư vấn? Vui lòng để lại thông tin liên hệ dưới đây!

- Thường xuyên vận động, luyện tập thể dục thể thao để tạo sức căng cho da.

- Không mặc quần áo quá chật hoặc làm từ các chất liệu không thấm, bí mồ hôi, gây ức chế cho quá trình hô hấp của những tế bào da.

- Khi mang thai, mẹ bầu nên cố gắng kiểm soát cân nặng. Cần ăn uống đủ chất nhưng cũng phải hợp lý để tránh tăng cân quá nhanh.

- Sử dụng sản phẩm thảo dược: Ngoài những phương pháp trên, bạn Nga hãy tìm hiểu về các sản phẩm kem bôi thảo dược để dưỡng da, ngăn ngừa rạn da một cách an toàn. Đối với phương pháp này, chuyên gia gợi ý bạn nên sử dụng loại kem bôi có thành phần từ lá tre. Bởi trong lá tre chứa nhiều silica, thành phần tổng hợp collagen, tạo nên các mô liên kết, từ đó giữ cho da luôn khỏe mạnh dù bị kéo căng khi mang thai.