Rạn da có chữa khỏi được không và cách cải thiện hiệu quả

Những người bị rạn da, nhất là phụ nữ bị rạn da nặng nặng thường rất khổ sở, chán nản. Các vết rạn chằng chịt, xuất hiện nhiều ở bụng, đùi, bắp chân… loằng ngoằng như cỏ mọc hoang khiến “khổ chủ” vô cùng bối rối, thậm chí hoảng sợ. Nếu muốn biết cách cải thiện hiệu quả tình trạng này, bạn đừng bỏ qua bài viết sau!

Rạn da có chữa khỏi được không?

Làn da của chúng ta được chia thành 3 lớp: Trên cùng là lớp biểu bì, ở giữa là lớp trung bì và cuối cùng là lớp hạ bì. Các lớp của da được nâng đỡ bởi hệ thống mô liên kết dày đặc khắp cơ thể (mô liên kết chủ yếu hình thành từ các protein dạng sợi là collagen và elastin). Khi da bị kéo căng quá mức, những mô liên kết này đứt gãy, tạo thành các vết sẹo ở lớp hạ bì và có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Những vết này được gọi là rạn da.

Về cơ bản, vết rạn da biểu thị sự thay đổi vĩnh viễn, một khi các mô liên kết của da bị đứt gãy thì không có cách nào làm chúng liền lại. Do vậy, không có bất kỳ tác động nào trên bề mặt da mà có thể xóa được các vết rạn da, dù là bằng kem bôi hay năng lượng ánh sáng. Nói cách khác, rạn da không thể chữa khỏi. Cách duy nhất để loại bỏ chúng hoàn toàn là phẫu thuật cắt bỏ vùng da bị rạn. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp với những vùng da thừa, chảy xệ. 

Dù không thể chữa khỏi nhưng bạn hoàn toàn có thể làm mờ các vết rạn da với những phương pháp đơn giản thực hiện ngay tại nhà. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nội dung này ngay dưới đây!

Xem thêm: 5 cách trị rạn da hiệu quả từ tự nhiên

Tại sao người bị rạn da nặng nên bổ sung silica?

Mục tiêu điều trị rạn da trước mắt là giảm triệu chứng, làm mờ các vết rạn. Về lâu dài, chúng ta cần củng cố hoạt động của các mô liên kết, tạo bộ khung vững chắc cho làn da, giúp da không bị rạn trở lại. Chính vì chưa nắm rõ 2 mục tiêu điều trị này mà nhiều người nôn nóng áp dụng các biện pháp trị rạn da thiếu khoa học như: Dùng kem trộn, kem lột da,… khiến da trở nên xấu hơn, vết rạn càng khó mờ và bám lại trên cơ thể. 

Thực tế, muốn trị rạn da an toàn và hiệu quả, bạn cần củng cố hệ thống mô liên kết. Mô liên kết do hai loại protein là collagen và elastin tạo thành. Để giúp cơ thể sản sinh đầy đủ collagen thì chúng ta cần bổ sung silica - thành phần của coenzyme – chất xúc tác trong quá trình tổng hợp collagen, có silica thì mới có thể tổng hợp nên collagen. Bổ sung silica sẽ là cách ngăn ngừa và cải thiện rạn da hiệu quả nhờ tác động lên 2 yếu tố:

- Tăng cường tái tạo và sửa chữa đứt gãy các mô liên kết: Bổ sung silica sẽ tăng hàm lượng collagen do chính cơ thể tổng hợp ra, giúp tái tạo và sửa chữa, phục hồi các mô liên kết bị đứt gãy do lão hóa da, nâng đỡ làn da và bảo đảm làn da luôn được căng mịn, săn chắc, giúp phân bố đều sắc tố melanin (sắc tố quyết định màu da và bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời). Một nghiên cứu tại Mỹ vào năm 2007 đã chỉ ra rằng, bổ sung đầy đủ silica sẽ giúp tăng cường tổng hợp collagen và cân bằng khoáng chất, cải thiện sức căng của da và xương sụn.

- Cung cấp lượng nước dồi dào cho làn da: Theo nghiên cứu, 1 phân tử silica có khả năng ngậm được 300 phân tử nước. Do đó, khi bổ sung silica sẽ giúp làn da có lượng nước dồi dào, dưỡng ẩm và căng mịn. 


Bình luận

Bài viết nổi bật

Hỗ trợ trực tuyến

Messenger

Chat cùng chuyên gia qua Zalo