Tiết lộ lý do bị rạn da bụng khi mang thai và cách chữa trị

Mặc dù rạn da bụng khi mang thai thường xảy ra ở các mẹ bầu. Tuy nhiên, không phải ai cũng bị rạn da bụng khi mang thai. việc này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bài viết dưới đây sẽ giúp các chị em tìm ra nguyên nhân gây rạn da và cách lấy lại làn da căng mịn hiệu quả.

Mặc dù rạn da bụng khi mang thai thường xảy ra ở các mẹ bầu. Tuy nhiên, không phải ai cũng bị rạn da bụng khi mang thai. việc này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bài viết dưới đây sẽ giúp các chị em tìm ra nguyên nhân gây rạn da và cách lấy lại làn da căng mịn hiệu quả.

4 thủ phạm chính khiến mẹ bầu bị rạn da bụng khi mang thai

Quá trình mang thai dẫn đến nhiều thay đổi về tâm lý, thể chất ở các mẹ bầu. Tình trạng thường gặp nhất có lẽ là những vết nứt, rạn vùng da bụng. Dưới đây là 4 nguyên nhân chính dẫn đến rạn da bụng trong giai đoạn mang thai:

  • Sự thay đổi hormone trong cơ thể: Khi có em bé, cơ thể người mẹ phải đối mặt với thay đổi nội tiết tố. Mẹ bầu sẽ cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt nhất từ tháng thứ 3 của thai kỳ. Thai nhi và nhau thai sẽ tiết ra progesterone cùng hormone estrogen. Chúng sẽ kích thích sản sinh melanin làm da bị đen sạm. Kèm với đó là những vết rạn da có màu đen sẫm xuất hiện ở vùng bụng.
  • Cơ địa: Rất nhiều bệnh lý và tình trạng ở da xuất hiện do cơ địa. Vì vậy đây cũng là yếu tố làm vùng bụng bị rạn khi mang thai. Nếu da có cấu trúc ổn định, độ đàn hồi cao sẽ ít bị rạn. Ngược lại, người có cấu trúc da yếu, các sợi collagen dễ bị đứt gãy sẽ có nguy cơ cao da bị rạn nứt khi mang thai.
  • Tăng cân đột ngột: Việc tăng cân đột ngột khiến các mô liên kết da bị đứt gãy và mất dần khả năng đàn hồi.
  • Yếu tố di truyền: Rạn da trong quá trình mang thai còn do gen di truyền. Nếu trong gia đình có mẹ hoặc chị em gái bị rạn da lúc mang thai thì bạn cũng có khả năng cao gặp phải tình trạng này.

ran-da-khi-mang-thai.jpg

Khi mang thai do sự thay đổi hormone và cơ địa da yếu nên dễ dẫn đến rạn da bụng

Các cách trị rạn da bụng khi mang thai được nhiều mẹ bầu áp dụng

Sau quá trình mang nặng đẻ đau thì gia đình đã chào đón thêm thành viên mới. Đây có lẽ là một điều hạnh phúc nhất trong lòng các mẹ bầu. Nhưng những vết rạn đen sạm trên bụng vẫn còn ở đó khiến nhiều mẹ trở nên tự ti. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng vì bạn vẫn có thể lấy lại làn da căng mịn bằng những cách sau.

Kem bôi giúp cải thiện bụng bị rạn khi mang thai

Hiện nay trên thị trường đã có nhiều kem bôi trị rạn da khi đang mang thai. Tuy nhiên, khi sử dụng bạn cần lưu ý chọn những sản phẩm có thành phần từ tự nhiên. Ngoài ra chúng nên chứa các loại vitamin E, sáp ong, collagen, chất chống oxy hóa... Như thế mới có thể nuôi dưỡng làn da, giúp da bụng trẻ hóa và cải thiện vết rạn hiệu quả.

Lưu ý khi sử dụng kem bôi trị rạn da:

  • Cần kiểm tra dị ứng trước khi sử dụng bằng cách thoa lên một vùng da nhỏ trên bụng. Nếu bạn cảm thấy khó chịu, nóng rát thì cần dừng lại ngay.
  • Dùng một lượng vừa đủ và massage nhẹ nhàng lên vùng da rạn theo vòng tròn.
  • Những loại kem bôi sẽ có tác dụng khá chậm. Vì vậy bạn phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài mới thấy sự thay đổi.

kem-boi-tri-ran-gia.jpg

Kem bôi có thành phần từ dầu dưỡng, collagen,... giúp cải thiện rạn da bụng khi mang thai hiệu quả

Thoa dầu dưỡng để giảm rạn da bụng bầu

Những dưỡng chất như vitamin E, K, A và chất chống oxy hóa từ dầu dừa, dầu oliu,... có khả năng tẩy đi lớp tế bào chết, giúp da trẻ khỏe, đàn hồi hơn trước, từ đó giúp trị rạn da một cách hiệu quả.

Cách thực hiện như sau:

  • Đầu tiên, bạn cần cho một lượng nhỏ dầu dưỡng nguyên chất lên vùng da tay để kiểm tra độ kích ứng.
  • Nếu không có dấu hiệu khác thường, bạn hãy dùng một lượng dầu thoa đều trên da bụng.
  • Bạn massage theo đường xoắn ốc một cách nhẹ nhàng. Sau đó để yên trong khoảng 15 phút và rửa sạch bằng nước.
  • Kiên trì thực hiện mỗi ngày một lần để đạt được kết quả tốt nhất.
  • Để tăng thêm tác dụng của dầu dưỡng, mẹ bầu có thể kết hợp thêm tinh bột nghệ, mật ong,...

dau-duong-tri-ran-da.jpg

Thoa dầu dừa, dầu oliu,... giúp cải thiện rạn da khi mang thai

Sử dụng bộ đôi sản phẩm có thành phần chính từ lá tre

Lá tre không còn xa lạ với người dân Việt Nam. Tuy nhiên, ít người biết rằng, loại lá dân giã này lại có tác dụng làm đẹp da rất hiệu quả. Nghiên cứu cho thấy, trong lá tre chứa 70% là silica. Đây là thành phần trực tiếp tham gia cấu tạo mô liên kết và giúp cơ thể tăng cường tổng hợp collagen, nhờ đó làn da luôn khỏe mạnh. 

Các nghiên cứu tại Mỹ và Trung Quốc đã cho thấy, silica có khả năng giữ nước cho da cao. Đồng thời, chất này còn giúp cơ thể sản sinh nhiều protid để tái tạo collagen làm lành mô liên kết. Từ đó vùng da bụng bị rạn sẽ trở nên mềm mịn, các vết nứt được chữa lành hiệu quả.

Hiện nay, nhờ vào công nghệ tiên tiến mà các chuyên gia đã có thể tách silica từ cao lá tre. Sau đó dùng thành phần này tạo ra bộ đôi sản phẩm thảo dược “trong uống ngoài bôi”. Viên uống kích thích cơ thể sản xuất ra nhiều collagen để tái tạo lại làn da. Trong khi đó, kem bôi sẽ dưỡng ẩm cho da mềm mại hạn chế các vết rạn phát triển.

Ngoài cao lá tre, sản phẩm viên uống còn có thêm cao hồng hoa, Methionine,... còn sản phẩm kem bôi được bổ sung dầu dừa, sáp ong trắng, kẽm… Đây đều là những thành phần từ tự nhiên có tác dụng chống viêm, dưỡng ẩm, tái tạo collagen để làm mờ các vết rạn da bụng khi mang thai.

Nhờ vào các nguyên liệu lành tính, an toàn nên các mẹ bầu có thể an tâm khi sử dụng. Bạn sẽ không cần lo lắng bị kích ứng hay tác dụng phụ khi dùng sản phẩm.

bo-doi-san-pham-thao-duoc.jpg

Bộ đôi từ chiết xuất lá tre có khả năng phục hồi rạn da bụng hiệu quả

Tình trạng rạn da trong giai đoạn mang thai do nhiều nguyên nhân gây ra. Nhưng bạn hoàn toàn có thể cải thiện làn da bằng các cách trên. Tùy vào tình trạng nặng nhẹ mà hãy chọn cho mình một phương pháp an toàn, hiệu quả nhất nhé!

Nếu đang bị rạn da bụng khi mang thai và mong muốn cải thiện tình trạng này càng sớm càng tốt, bạn hãy để lại thông tin bên dưới bình luận để được chuyên gia tư vấn nhanh chóng nhất.

Xem thêm: Bị rạn da màu trắng có chữa khỏi được không? Làm sao để cải thiện?

Tham khảo

  1. Pregnancy Stretch Marks - How to Prevent and Lighten Appearance (whattoexpect.com)
  2. 5 ways to get rid of stretch marks - Today's Parent (todaysparent.com)
  3. Treating Stretch Marks During and After Pregnancy (verywellfamily.com)

Bình luận

Bài viết nổi bật

Hỗ trợ trực tuyến

Messenger

Chat cùng chuyên gia qua Zalo